Trong bài viết này, Trung tâm đào tạo EAC sẽ làm rõ về mạch cấp nguồn cho hộp điều khiển ecu trên ô tô, để nâng cao kỹ năng thực hành các bạn tham khảo khóa Học nghề điện ô tô
Hệ thống điều khiển ECU có thể phân chia thành các nhóm sau:
• Mạch cấp nguồn và mát.
• Mạch tín hiệu đầu vào (công tắc, tín hiệu cảm biến, dữ liệu).
• Mạch tín hiệu đầu ra (tín hiệu và dữ liệu được điều khiển)
Mạch cấp nguồn và mát
Hộp điều khiển đòi hỏi việc cấp nguồn và mát hoặc cấp áp đến các mạch điện của chúng phải đảm bảo yêu cầu. Hộp điều khiển có thể hoạt động trong dãy điện áp sấp xỉ từ 8V đến 15V. Thông thường, nguồn được cấp đến hộp gồm các dạng: nguồn sau công tắc, nguồn cho “accessory” hoặc nguồn dương trực tiếp hoặc sự kết hợp của cả 3 dạng trên.
Mát thì được nối cho tất cả các hộp điều khiển, đối với một số hộp điều khiển điều khiển nhiều chức năng phức hợp hoặc có nhiều cơ cấu chấp hành sẽ có một chuỗi mạch nối mát khác nhau.
Mạch cấp nguồn
Có nhiều kiểu mạch nguồn được nối đến hộp điều khiển. Một số mạch nguồn cung cấp nguồn cho các hộp điều khiển trong khi các mạch khác thì nguồn từ hộp điều khiển sẽ được cấp đến các thiết bị điện. Các kiểu mạch cấp nguồn bao gồm:
Nguồn cho hộp điều khiển:
• Nguồn dương ắc quy (VBATT).
• Nguồn cho “accessory” (VPWR/ có điện khi công tắc máy ở Run hoặc ACC)
• Nguồn sau công tắc máy (IGNITION/VPWR/ có điện khi công tắc máy ở Run hoặc
ACC).
• Tín hiệu khởi động (START)
Nguồn cấp ra ngoài:
• Điện áp ra (ắc quy) (VPWR / POWER).
• Điện áp ra (điện áp phụ thuộc vào hộp điều khiển) (SENSOR PWR).
• Điện áp không đổi (VREF)
Mạch cấp mát
Có nhiều mạch cấp mát được nối cho các hộp điều khiển. Một số mạch mát cấp mát cho hộp điều khiển trong khi có một số mạch cấp mát cho hộp điều khiển khác, cho cảm biến, công tắc và các bộ chấp hành. Các kiểu mạch cấp mát bao gồm:
Mát của hộp:
• Mát nguồn (PWRGND).
• Mát (GND)
• Mát vi xử lý (LOGIC GND)
Mát cấp cho các thiết bị bên ngoài:
• Mát tham khảo (Tín hiệu trở về (SIGRTN).
• Mát cảm biến (SENSOR GND)