Ngành ô tô hiện đang được nhiều bạn trẻ quan tâm, và cũng được các chuyên gia nhận định là ngành hót hiện nay. Vậy, ngành ô tô là gì? Ngành này học những gì và học xong ra làm gì, có mức lương là bao nhiêu, thực trạng nhu cầu về nhân lực của ngành này ở Việt Nam ra? Trong bài viết này Trường đào tạo ô tô EAC sẽ cung cấp tất thông tin tổng quan nhất về ngành này.

1. Ngành ô tô là gì?

Ngành ô tô là một lĩnh vực rộng và đa dạng, liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hay bảo trì các loại xe hơi, xe tải, xe buýt và các phương tiện giao thông khác sử dụng động cơ đốt trong hoặc động cơ điện. Ngành này liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như cơ khí, điện tử, điện động lực học, vật liệu và an toàn.

2. Ngành ô tô học những gì?

Ngành ô tô là bao quát toàn bộ các ngành và nghề liên quan tới ô tô, nên khối lượng kiến thức cần học cũng rất lớn. Trong phần này, Trường đào tạo ô tô EAC sẽ giới thiệu tổng quan các kiến thức liên quan tới ngành ô tô.

Các môn học chính trong ngành ô tô bao gồm cơ khí ô tô, điện ô tô, điều khiển ô tô, vật liệu và cấu trúc ô tô, động cơ đốt trong, hệ thống truyền động, hệ thống phanh và treo, hệ thống điện và điện tử, hệ thống điều hòa và nhiên liệu. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo về kỹ năng thực tế như sửa chữa ô tô, bảo trì và vận hành.

  1. Cơ khí ô tô: bao gồm cơ sở vật chất, cơ khí động lực, thiết kế và chế tạo ô tô.
  2. Động cơ đốt trong: tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, sửa chữa và bảo trì các loại động cơ đốt trong.
  3. Hệ thống truyền động: tìm hiểu về hộp số, ly hợp, trục dẫn động, cầu chuyển động và hệ thống lái.
  4. Điện và điện tử ô tô: tìm hiểu về hệ thống điện ô tô, bao gồm vi điều khiển, cảm biến, hệ thống phanh, hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh và hệ thống đèn.
  5. Hệ thống treo và khung xe: tìm hiểu về cơ sở lắp ráp của khung xe, hệ thống treo, phanh, lốp xe và các hệ thống khác liên quan đến phần dưới của xe.
  6. Hệ thống động lực học: tìm hiểu về cơ sở lí thuyết của động lực học ô tô, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến lực học, động cơ, hệ thống truyền động và các bộ phận khác của xe.
  7. Kỹ thuật đo lường và kiểm tra: tìm hiểu về các công cụ đo lường và kiểm tra độ chính xác của hệ thống truyền động, hệ thống treo, động cơ, hệ thống điện và điện tử của ô tô.
  8. Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô: tìm hiểu về kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các bộ phận của ô tô, bao gồm bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa nhanh và các sửa chữa lớn.
  9. Kỹ năng kinh doanh và quản lý: tìm hiểu về kỹ năng quản lý và vận hành một cơ sở sửa chữa ô tô, bao gồm kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính và quản lý nhân sự.

3. Ngành ô tô ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp đào tạo ngành ô tô, sinh viên có thể có nhiều cơ hội làm việc trong các lĩnh vực như:

  1. Thiết kế ô tô: Tạo ra bản vẽ kỹ thuật, mô phỏng bằng các phần mềm và đảm bảo tính khả thi của sản phẩm ô tô.
  2. Nghiên cứu và phát triển: Tìm hiểu và phát triển các công nghệ mới, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm ô tô.
  3. Sản xuất: Quản lý, điều hành và kiểm soát các quy trình sản xuất ô tô.
  4. Kiểm tra chất lượng: Thực hiện kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm ô tô.
  5. Bảo trì và sửa chữa: Thực hiện bảo trì, sửa chữa và đảm bảo hoạt động ổn định của các loại xe ô tô.
  6. Ngoài ra, còn có thể làm việc trong các lĩnh vực liên quan như kinh doanh, marketing, quản lý dịch vụ, quản lý bảo trì và sửa chữa xe ô tô.

4. Tương lai ngành ô tô việt nam

Theo nghiên cứu trong nước và quốc tế thì thị trường ô tô tại Việt Nam vẫn đang rất tiềm năng. Ngành sản xuất ô tô, ngành ô tô điện mới trong giai đoạn đầu phát triển. Lượng ô tô thống kê từ năm 2015 đến 2022 tại Việt Nam liên tục tăng trưởng, năm 2023 cũng được dự báo tăng thêm 5%.

Lượng ô tô được sản xuất tại Việt Nam mới chỉ đứng thứ 4 trong top các nước ĐNA, nhưng so với các nước ở top 3 thì thấy Việt Nam sản xuât ô tô rất thấp. Số liệu đưa ra từ các kênh tuyển dụng lớn ở Việt Nam cho thấy nhân lực ngành ô tô cũng đang bị thiếu trầm trọng. Vì vậy ngành ô tô là một ngành vẫn còn đang có rất nhiều tiềm năng.

Doanh số thị trường ô tô Việt Nam từ năm 2015 đến nay. Số liệu: VAMA, TC Motor, VinFast.

Doanh số thị trường ô tô Việt Nam từ năm 2015 đến nay. Số liệu: VAMA, TC Motor, VinFast.

Lượng ô tô sản xuất nội địa tại một số thị trường Đông Nam Á. Số liệu: AAF, Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Lượng ô tô sản xuất nội địa tại một số thị trường Đông Nam Á. Số liệu: AAF, Tổng cục Thống kê Việt Nam.

5. Các ngành liên quan đến ô tô hót nhất hiện nay

Cơ khí ô tô: liên quan đến sản xuất, sửa chữa và bảo trì các hệ thống cơ khí trên ô tô như động cơ, hộp số, hệ thống treo, phanh, lái, …

Điện ô tô: liên quan đến các hệ thống điện, điện tử trên ô tô như hệ thống điện đóm, hệ thống điều khiển động cơ, hệ thống giải trí và thông tin giữa người lái và ô tô.

Kỹ thuật ô tô: liên quan đến các kỹ thuật sản xuất, lắp ráp, kiểm định và bảo trì các linh kiện, bộ phận trên ô tô.

Quản lý dịch vụ ô tô: liên quan đến quản lý các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng và cung cấp phụ kiện, đồ chơi cho ô tô.

Thiết kế ô tô: liên quan đến thiết kế, mô hình hóa, phát triển các sản phẩm ô tô, từ khung xe đến nội thất và ngoại thất của ô tô.

Kinh doanh ô tô: liên quan đến bán hàng, tiếp thị, quảng cáo, tư vấn và cung cấp các dịch vụ hậu mãi liên quan đến ô tô.

Đào tạo nghề sửa chữa ô tô: liên quan đến giáo dục và đào tạo các học viên về các kỹ năng và kiến thức liên quan đến sửa chữa, bảo trì ô tô.

6. Mức lương ngành ô tô lương bao nhiêu

Tại Việt Nam, trang mạng tuyển dụng lớn là Vietnamworks cho biết mức lương kỹ sư ngành ô tô có giao động từ 1.000$/tháng đến 2.000$/tháng. Còn theo khảo sát của ZipRecruiter, với kỹ sư có nhiều kinh nghiệm thì mức lượng có thể đạt tới 8.000$/tháng.

7. Có nên học ngành ô tô không?

Thật sự đây là một ngành đầy tiềm năng và có thu nhập cao, không sợ thất nghiệp tại Việt Nam hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, để hướng tới bằng cấp cao thì các bạn cũng phải xác định là cần phải cố gắng học rất nhiều mới có thể dành được bằng kỹ sư hay cao hơn nữa. Hơn nữa, về thực tế học đại học hiện giờ, không phải ai có bằng đại học cũng đạt lương cao và làm đúng chuyên ngành.

Tuy nhiên, ngành ô tô là một ngành khá rộng. Trong nó bao hàm nhiều ngành nghề khác nhau có liên quan tới ô tô. Nên có nhiều lựa chọn để theo học như là học cao đẳng, trung cấp, học nghề, học nghề sơ cấp. Nên nếu bạn đam mê ô tô, muốn có một nghề mà không sợ thất nghiệp và lương cao thì cứ mạnh dạn theo học ngành ô tô. Bằng cấp không quan trọng, quan trọng là bạn làm được gì!

8. Trường đào tạo ngành ô tô tại Hà Nội

Trường đào tạo ô tô EAC là trường chuyên đào tạo nghề ô tô chuyên sâu, nhằm cung ứng nhân sự chất lượng cao trong ngành ô tô. Tại EAC học viên được cấp bằng từ sơ cấp tới cao đẳng. Tại EAC đào tạo cho: sinh viên các trường đại học và cao đẳng khác, kỹ thuật viên ngành ô tô, sinh viên của trường, học sinh tốt nghiệp THCS và THPT học nghề.