Trong thế giới của các động cơ xe máy, dầu làm mát và hệ thống bôi trơn đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc duy trì hiệu suất và tuổi thọ của phương tiện. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp những kiến thức về hệ thống bôi trơn xe máy nhé

III – Thiết bị làm mát dầu:

1. Cân bằng nhiệt độ dầu động cơ:

Khả năng làm mát là một chức năng của dầu, đó chính là nguyên nhân tại sao dầu lại có nhiệt độ rất cao khi quay trở lại bể chứa dầu sau khi được sử dụng trong việc bôi trơn. Nhiệt độ cao sẽ làm cho độ nhớt của dầu giảm mất đi khả năng tạo màng dầu bao phủ các chi tiết. Hơn nữa, nhiệt độ cao hơn mức tiêu chuẩn sẽ khiến dầu nhanh phải thay.
Bình thường, dầu trong bể dầu được làm mát bởi gió khi xe đang chạy, giữ cho nhiệt độ dầu không vượt quá mức cho phép. Tuy nhiên, khi xe hoạt động ở hiệu xuất cao sẽ sinh ra nhiệt độ rất cao dù động cơ nhỏ hay lớn, có thể ngăn ngừa dầu nóng lên nhờ vào việc làm mát động cơ từ gió tự nhiên.

Thiết bị làm mát được sử dụng trên động cơ này làm giảm nhiệt độ của dầu động cơ và giữ cho nhiệt độ của dầu thăng bằng ở mức thích hợp. Việc thiết kế sao cho dầu có thể được làm mát một cách tự nhiên bởi gió khi xe chạy.
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC

2. Thiết bị làm mát dầu bằng không khí:

Thiết bị làm mát dầu bằng không khí được chế tạo thành một cụm đường ống nằm giữa các lá tản nhiệt để tăng diệt tích tiếp xúc với không khí tăng khả năng truyền nhiệt với môi trường. Khi dầu nóng của động cơ được đưa tới két tản nhiệt, nhiệt nóng sẽ được bức xạ ra ngoài không khí từ bề mặt của các ống và các lá tản nhiệt. Hiệu suất làm mát của thiết bị này được xác định bởi số lượng diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí của két tản nhiệt và lượng gió truyền qua các lá tản nhiệt. Sử dụng các lá tản nhiệt nhỏ, nhiều và mỏng làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường, nhưng nó sẽ làm cho gió khó truyền qua được. Việc lắp đặt thiết bị làm mát ở vị trí thông với nhiều gió sẽ làm tăng hiệu suất làm mát của thiết bị.
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC

3. Bơm dầu của thiết bị làm mát dầu bằng không khí:

Thiết bị làm mát dầu bằng không khí cần phải được lắp đặt tại vị trí tiếp xúc với nhiều gió ở trên xe để tăng hiệu suất làm mát của nó. Dầu sẽ được đưa tới bộ phận làm mát bằng một cái bơm khác tương tự với cái bơm dầu.
Những cái bơm dầu trong động cơ đều được dẫn động bởi chung một trục. Một van điều áp cũng được lắp đặt để ngăn ngừa sự qúa áp của đường dầu bôi trơn và đường dầu trong đường ống làm mát
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC

4. Thiết bị làm mát dầu bằng không khí loại XR:

Loại xe giống như XR400R được trang bị một thiết bị làm mát dầu gắn ở phía đầu của xe. Loại xe này dùng Các-te khô có một cái bơm dầu và một mạch dầu để đưa dầu tới bể dầu. Dầu sau khi được sử dụng để bôi trơn động cơ là dầu có nhiệt độ cao sẽ được làm mát bởi hệ thống làm mát sau đó lại được đưa trở lại bể dầu.
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC

5. Thiết bị làm mát bằng dung dịch:

Hệ thống làm mát dầu bằng dung dịch sử dụng bộ tản nhiệt để làm mát cho dầu. Hệ thống này có thể lắp đặt ở vị trí không cần có luồng gió đi qua, không cần một mạch dầu với các đường dầu dài để giúp tản nhiệt.

a. Hệ thống được lắp đặt ở giữa lọc dầu và động cơ:

Rất nhiều loại xe áp dụng hệ thống làm mát cho dầu. Sau khi dầ được lọc qua thiết bị lọc sẽ được làm mát bởi hệ thống làm mát dầu sau đó mới đưa đi tới các chi tiết trong động cơ.
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC
Khi thiết bị làm mát dầu bằng dung dịch được đặt ở phía dưới đáy của lọc dầu sẽ không cần một mạch dầu giống chư trên hệ thống làm mát dầu bằng không khí
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC
b. Hệ thống làm mát được lắp đặt riêng biệt với thiết bị lọc dầu:
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC
c. Hệ thống được lắp đặt bên trong khoang làm mát:

Trên động cơ sêri CB600, hệ thống làm mát kiểu này giống với kiểu làm mát dầu bằng không khí (như hình bên dưới ). Dầu từ bơm dầu đã được lọc bởi lọc dầu, sau đó được làm mát và đưa tới các chi tiết trong động cơ.
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC

IV – Đặc trưng bôi trơn trong các chi tiết khác nhau của động cơ:

1. Đường dầu bôi trơn tới đầu quy lát:

Bơm dầu sẽ tạo ra một áp lực dầu trong đường dẫn dầu trong vách máy và khối xilanh, áp lực này được tăng lên khi bơm tới đầu quy lát. Đường dẫn dầu được chế tạo rất đa dạng: một vài loại được thiết kế ngay tại vị trí của các con bulông đầu quy lát, một vài loại có những đường dầu đặc biệt bên trong khối xilanh hoặc là đường dầu được thiết kế thành các ống dẫn dầu riêng biệt. Kiểu chế tạo này phụ thuộc vào từng đời xe, các gíclơ bơm dầu được bố trí tại nhiều nơi trên đường dầu đi qua đảm bảo cung cấp đầy đủ dầu cho mọi chi tiết trong động cơ.
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC

2. Trục cam:

Trên các động cơ có trục Cam được lắp ráp trực tiếp lên khối xilanh đầu quy lát thì trên thân trục có các lỗ dầu để đảm bảo bôi trơn. Dầu sẽ được lưu chuyển nhờ bơm dầu khi động cơ được khởi động, nhưng cần mất một khoảng thời gian sau khi động cơ khởi động thì đường dầu mới đủ áp lực để bơm được tới những vị trí cách xa bơm dầu. Như vậy trong một vài giây đầu một số chi tiết sẽ không có dầu bôi trơn, làm cho các chi tiết bị mòn khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao ngay khi mới khởi động. Để giải quyết vấn đề này, trong sách hướng dẫn có chỉ thị dùng thêm một chất phụ gia Mo được hòa trộn với dầu sẽ bám lên trên bề mặt các chi tiết để bù lại lượng dầu thiếu trong quá trình động cơ mới khởi động.

3. Bề mặt cam:

Trên động cơ DOHC, áp lực dầu bôi trơn sẽ được truyền ngay lập tức tới các gíclơ bơm dầu để đưa
dầu đến bề mặt Cam. Còn trên động cơ OHC người ta thiết kế một bể dầu ngay dưới trục Cam, và trục Cam sẽ luôn có dầu bôi trơn bề mặt

4. Ống dẫn hướng xupap và bộ xupap:

Để cân bằng hợp lý giữa những vùng được bôi trơn nhiều dầu và vùng được bôi trơn ít dầu là rất khó khăn trong khoảng không gian của ống dẫn hướng xupáp và bộ xupáp. Nếu dùng quá nhiều dầu để bôi trơn thì dầu có thể bị lọt và trong buồng đốt gây ra hiện tượng xe bị khói hoặc làm chết bugi do sinh ra nhiều muội cácbon. Còn nếu không đủ dầu bôi trơn xupáp có thể bị bó kẹt khi hoạt động ở nhiệt độ cao. Bộ phớt xupáp sẽ đảm nhận công việc bôi trơn khó khăn này.

Nếu dầu động cơ quá bẩn thì chính các thành phần tạp chất có trong dầu sẽ ăn mòn và phá hủy bộ phớt xupáp và ống dẫn hướng. Cần đảm bảo dầu bôi trơn luôn đạt tiêu chuẩn.
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC

5. Trục cò mổ, đầu nhỏ thanh truyền:

Các chi tiết chuyển động quay như trục cò mổ và đầu nhỏ thanh truyền được bôi trơn nhờ sự vung té của dầu thông qua các lỗ dầu
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC

6. Hệ thống xilanh và piston:

Việc bôi trơn xilanh, piston và các xécmăng nhờ vào khả năng vung tóe dầu từ trục cơ và đầu lớn, nhỏ thanh truyền. Một vài loại xe có các gíc lơ dầu đặt ở mặt sau của piston nó phun một lượng dầu lớn để làm mát cho piston.
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC

7. Bộ truyền động:

Thông thường, dầu bôi trơn được vung tóe đủ để bôi trơn cho trục chính và trục truyền bởi vì các chi tiết này được gắn các vòng bi. Tuy nhiên, các bánh răng quay quanh trục cũng cần có dầu bôi trơn như đối với các chi tiết bạc lót vì thế cần tăng áp lực dầu truyền qua đường dầu bên trong
trục.

Bởi bề mặt chân các răng chịu một lực rất lớn, yêu cầu dầu bôi trơn cho bộ truyền động phải đủ độ nhớt để duy trì được một màng dầu trên bề mặt các chi tiết kim loại tiếp xúc với nhau. Hiệu suất của dầu sẽ giảm nếu dầu bị biến chất, đó cũng là nguyên nhân làm cho bề mặt của các răng bị hư hỏng.
Kiến Thức Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên Xe Máy (Phần 2) - Trường Dạy Nghề EAC
Hệ thống dầu làm mát và bôi trơn trên xe máy không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và tuổi thọ của động cơ mà còn là yếu tố không thể thiếu đối với sự an toàn và ổn định của phương tiện. Sự tiến bộ trong công nghệ và thiết kế đã mang lại những cải tiến đáng kể trong hiệu suất và hiệu quả của hệ thống này, giúp tăng cường trải nghiệm lái xe và giảm thiểu sự cố hỏng hóc. Hệ thống này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và bền vững của phương tiện điện tử trong tương lai.