Học nghề sửa chữa ô tô luôn là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp THPT và không có ý định đi học đại học. Đây được xem là lựa chọn đúng đắn và có nhiều cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường bởi nhu cầu của thị trường về ngành nghề này đang rất thiếu. Vậy nghề này có khó học không? Làm sao để học được thành nghề và có công việc ổn định, thu nhập tốt?
Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đang ngày càng phát triển tạo cơ hội cho ngành nghề đi kèm là sửa chữa ô tô cũng phát triển theo. Ngành nghề này chủ yếu phù hợp với các bạn nam giới có sức khỏe. Các bạn trẻ theo học nghề chủ yếu là mới tốt nghiệp cấp 3, hoặc hết lớp 9, chưa có bằng cấp gì. Học nghề sửa chữa ô tô không phải dễ nếu không kiên trì theo đuổi đến cùng. Nếu đã xác định lựa chọn ngành nghề này cho tương lai của mình, các bạn trẻ hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để học nghề đạt hiệu quả hơn:
1. Học lý thuyết
Bước đầu tiên để học nghề sửa chữa ô tô là phải được đào tạo về lý thuyết cơ bản. Lý thuyết sẽ bao gồm các kiến thức về: cấu tạo, động cơ, nguyên lý hoạt động, hệ thống điện – điện tử, cơ khí, thủy lực, điện lạnh, công nghệ điều khiển, cách sử dụng các thiết bị chẩn đoán,… Đây là những kiến thức cơ bản bắt buộc phải nắm vững để có cơ sở ứng dụng trong thực tế.
Lý thuyết cơ bản thì chỉ cần học thuộc, nắm vững những phần quan trọng. Tuy nhiên, lý thuyết cũng cần được cập nhật thường xuyên theo tài liệu của các hãng xe đang thịnh hành. Đặc biệt là những thông tin về công nghệ mới trong sản xuất, chế tạo ô tô hiện đại.
2. Học thực
70% thành công khi học nghề sửa chữa ô tô là phải đạt được hiệu quả trong thực hành thực tế. Học viên cần được thực hành trực tiếp trên các mẫu xe đời mới, đang thịnh hành phổ biến. Có người hướng dẫn trực tiếp để biết rèn luyện dần những kỹ năng về kiểm tra, đánh giá, chẩn đoán, bắt pan bệnh trên xe,… Sau đó mới có thể tiến hành sửa chữa, khắc phục các lỗi đang gặp phải của chiếc xe và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.
3. Học cầm tay chỉ việc, có thầy hướng dẫn tận tâm
Học nghề sửa chữa xe ô tô không đòi hỏi sự sáng tạo của học viên. Mà quan trọng nhất là nắm được lý thuyết, thao tác sử dụng thiết bị chẩn đoán thành thạo, có kinh nghiệm trong kiểm tra, đánh giá, bắt bệnh của xe. Kỹ năng thực tế đóng vai trò quan trọng đánh giá trình độ tay nghề của một người thợ sửa chữa.
Để làm tích lũy được những kỹ năng đó, học viên cần phải có những người thầy tận tâm hướng dẫn, cầm tay chỉ việc, truyền đạt kinh nghiệm làm nghề lâu năm. Đây là những bài học mang tính chất quyết định để một người mới có thể học nghề một cách hiệu quả.
4. Trình độ văn hóa nào cũng có thể học được
Nói nghề sửa chữa ô tô khó nhưng đây lại là ngành nghề không kén người học. Để học nghề, điều kiện cơ bản nhất là chỉ cần biết chữ và có đam mê, chăm chỉ theo đuổi nghề cho đến cùng. Về lý thuyết, có thể đòi hỏi người học phải có sự logic, khả năng phân tích kỹ thuật, am hiểu về công nghệ,… nhưng tất cả những điều này đều có thể học được và có được nhờ kinh nghiệm lâu dài khi thực hành nghề. Vậy nên có thể nói, nghề sửa chữa ô tô chỉ thành nghề khi người thợ có đủ thời gian và kinh nghiệm trong thực tế.
5. Vậy học nghề sửa chữa ô tô có khó không?
Đến đây có thể khẳng định, học nghề sửa chữa ô tô vừa khó vừa dễ. Khó là vì nghề này đòi hỏi người thợ phải nắm được cả kiến thức lý thuyết liên quan đến động cơ, nguyên lý hoạt động, kiến thức về kỹ thuật và cả thực hành trên thực tế. Dễ là bởi vì đây là ngành học không kén người học. Chỉ cần biết chữ là có thể học được.
Yếu tố quan trọng nhất để thành nghề chính là ý chí và sự đam mê về động cơ, ô tô của mỗi người. Đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân, rèn rũa kỹ năng và kinh nghiệm thực tế để làm nghề một cách thuần thục, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề.
6. Cách học sửa chữa ô tô hiệu quả
Để các bạn trẻ đang cảm thấy phân vân khi chọn học nghề sửa chữa ô tô vững tin hơn với lựa chọn của mình, dưới đây là tips những cách học nghề này hiệu quả và thực tế nhất:
– Hệ thống kiến thức lý thuyết bằng sơ đồ: chia mục, chia mảng, các bộ phận trên xe, nguyên lý hoạt động, công nghệ ứng dụng trên xe,… Cố gắng học thuộc để nắm chắc những kiến thức cơ bản này.
– Dành nhiều thời gian để thực hành: Tận dụng mọi thời gian thực hành trên ô tô thực tế để rèn luyện các kỹ năng cần thiết: sử dụng các phụ tùng, công cụ sửa chữa, thiết bị chẩn đoán, học cánh đánh giá tình trạng xe, bắt bệnh trên ô tô,…
– Đọc nhiều tài liệu về xe ô tô để nắm bắt thêm những kiến thức hay ngoài tài liệu giảng dạy.
– Tham gia vào các diễn đàn kỹ thuật công nghệ ô tô để học hỏi kiến thức của những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
– Có thái độ cầu thị và tích cực học hỏi từ những người thợ trước, các học viên giỏi hơn.
– Nên tìm một nơi để phụ công việc sửa chữa ô tô trong thời gian đang theo học các khóa đào tạo. Đó sẽ là điều kiện tốt để vừa học, vừa ứng dụng thực tế, nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành tốt nhất.
Quan trọng nhất là phải chọn được địa chỉ đào tạo nghề chất lượng. Đa phần lựa chọn học sửa chữa ô tô là tại các trung tâm đào tạo ngắn hạn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, thành nghề nhanh và đạt hiệu quả tốt trong quá trình học tập.