I – Thông tin chung về khóa học Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô điện, xe Hybrid:
1. Học phí toàn khóa: 28.500.000 VNĐ
2. Thời gian học: 8h – 17h các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6. Ngoài ra, lịch học còn linh hoạt với các bạn sinh viên, có thể học nửa ngày tùy theo lịch học trên trường.
3. Được cấp chứng chỉ nghề do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phê chuẩn
4. Cam kết giới thiệu việc làm sau khi kết thúc khóa học
5. Đối tượng học viên: người mới chưa biết gì, thợ đã làm xe động cơ đốt trong, sinh viên ngành ô tô,…
II – Nội dung khóa học:
Modul 1: Học và thực hành các hệ thống điện cơ bản như:
+) Học về các linh kiện điện, điện tử như: Rơ le, cầu chì, bóng đèn, công tắc ..cách kiểm tra, đấu nối
+) Học tổng quan về ô tô, nắm bắt được các chi tiết và bộ phận trên xe
+) Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ đo điện cơ bản như đồng hồ, bút thử, máy tính, máy chẩn đoán ..
+) Hướng dẫn đọc hiểu các ký hiệu sơ đồ mạch điện từ cơ bản đến nâng cao
+) Học toàn bộ về hệ thống đèn (đèn phanh, đèn lùi, đèn gầm, đèn pha… )
+) Hướng dẫn toàn bộ về hệ thống lên kính điện, gương điện, còi, gạt mưa
+) Sử dụng máy chẩn đoán để đọc/xóa lỗi, kích hoạt hệ thống, xem dữ liệu hộp điều khiển ecu ở dạng cơ bản
Modul 2: Học về toàn bộ hệ thống điện thân xe nâng cao như:
+) Học toàn bộ về hệ thống điều hòa cơ, điều hòa tự động qua hộp ECU
+) Hệ thống điện ECU điều khiển phanh ABS; Hệ thống điện túi khí SRS
+) Hệ thống khóa cửa, điều khiển từ xa qua hộp điều khiển ecu body hoặc qua hộp điều khiển ecu riêng biệt
+) Hệ thống lái điện điều khiển ECU EPS
+) Học và thực hành về toàn bộ hệ thống đường truyền CAN, đường truyền LIN, MOST, K-LINE, …
+) Hệ thống điện âm thanh audio, cảm biến lùi, hệ thống camera lùi
+) Học và thực hành sửa chữa lỗi, xem dữ liệu, phân tích dữ liệu các hộp ECU ABS, ECU EPS, ECU điều hòa, BCM ..
Modul 3: Bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống gầm xe
+) Lý thuyết về quy trình bảo dưỡng các cấp
+) Thực hành các công việc bảo dưỡng cấp như:
– Kiểm tra khoang động cơ: Kiểm tra các giắc điện, nước làm mát, nước rửa kính, bình ắc quy, các hệ thống đường xăng, cụm phanh abs, dây curoa
– Kiểm tra xung quanh xe: Đèn pha, đèn gầm, đèn phanh, lùi, lốp, cân bằng xe, hệ thống lên kính điện, gương điện, gạt mưa, rửa kính
– Kiểm tra trong xe: Chỉnh ghế, kiểm tra dây đai an toàn, kiểm tra các đèn chỉ báo đồng hồ táp lô, kiểm tra đài, cài đặt giờ, điều hòa, cửa gió điều hòa ..
– Kiểm tra và xiết chặt gầm: Kiểm tra chảy dầu phanh, dầu cầu, dầu số, nước làm mát, giảm sóc ..xiết chặt lại các ốc gầm dưới gầm xe, ốc hệ thống treo
+) Học lý thuyết tổng thể về hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái, truyền lực, lốp …
+) Thực hành các công việc sửa chữa, thay thế cơ bản như: Thay bình ắc quy, nạp bình ắc quy, câu bình, thay bóng đèn, chỉnh đèn pha, thay cần gạt mưa, chỉnh tia phun nước gạt mưa, thay lốp, đảo lốp ..
+ Thực hành sửa chữa, thay thế các chi tiết phúc tạp như: Thay má phanh đĩa, thay má phanh guốc, thay giảm sóc, thay thế thước lái, rotuyn cân bằng, cân chỉnh độ chụm …
Modul 4: Ô TÔ điện và xe Hybrid
1. Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho Ô TÔ điện, xe hybrid:
– Bộ dụng cụ cách điện chuyên đùng; Đồng phục làm việc với điện cao áp
– Đồng hồ đo điện cao áp; Ampe kẹp dòng; Thiết bị đo rò rỉ dòng điện
– Sử dụng máy chẩn đoán
2. Học tổng quan về nguồn năng lượng xanh trên ô tô : Xe lai Hybrid, xe lai HEV, tổng quan về ô tô điện, hệ thống pin và tầm hoạt động của xe điện
3. Những đặc điểm của xe điện hiện nay: Ưu điểm của xe dùng năng lượng điện, xu hướng phát triển của xe điện, so sánh giữa xe điện và xe xăng
4. Học về cấu trúc ô tô thuần điện: Những thành phần chính trên xe điện
5. Các loại mô tơ, động cơ điện: Động cơ không đồng bộ, động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu, động cơ từ trở đồng bộ, động cơ từ trở thay đổi …
6. Hệ thống điều khiển trên ô tô điện
Học về nguyên lý làm việc, thực hành tháo lắp, chẩn đoán sửa chữa hư hỏng thường gặp
– Hệ thống điều khiển mô tơ điện
– Biến tần ( Inverter)
– Bộ chuyển đổi nguồn DC/DC
– Cảm biến tốc độ / vị trí mô tơ
– Hệ thống điều khiển sạc
7. Ắc quy cao áp
– Quy trình đánh giá ắc quy cao áp
– Đánh giá an toàn xe điện tại nạn và chú ý khi làm sơn, gò xe
– An toàn khi làm việc với xe điện
– An toàn cần thiết cho một khu vực, xưởng sửa chữa với xe và hệ thống điện cao áp
– Quy trình ngắt điện cao áp: Chuẩn bị; Ngắt sạc và kết nối chẩn đoán; Ngắt sạc và cắt điện thấp áp; Găng tay điện cao áp; Ngắt kết nối điện cao áp; Kiểm tra không còn điện áp dư
8. Hệ thống interlock
– Giới thiệu về hệ thống interlock trên các dòng xe hiện nay
– Phân tích nguyên lý làm việc của hệ thống
– Chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng của hệ thống
9. Hệ thống sạc, quản lý pin: Sạc bằng dây, sạc không dây, hệ thống quản lý pin BMS
10. Hệ thống điều hòa: Chẩn đoán sửa chữa, tháo lắp lốc điều hòa điện
III – Cam kết từ Trung tâm sau khóa học:
– Được cấp chứng chỉ nghề do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phê chuẩn
– Cam kết giới thiệu việc làm sau khi kết thúc khóa học
– Nắm và hiểu được tổng quan xe ô tô điện, xe hybrid
– Các quy tắc an toàn khi làm việc với ô tô điện, xe hybrid
– Sử dụng được sơ đồ mạch điện, máy chẩn đoán, phần mềm
– Sửa chữa được các hệ thống điện thấp áp của ô tô điện và xe hybrid như: Hệ thống đèn, Hệ thống còi, Hệ thống gạt mưa, Hệ thống lên xuống kính điện, Hệ thống khóa cửa, Hệ thống phanh, Hệ thống lái, Hệ thống túi khí
– Chẩn đoán và sửa chữa được hệ thống điện cao áp trên ô tô điện như: Hệ thống sạc, hệ thống điều khiển mô tơ điện, hệ thống điều hòa, hệ thống sạc pin
– Thành thạo các công việc bảo dưỡng cấp cho xe ô tô điện, xe hybrid
– Thành thạo công việc sửa chữa thường gặp cho xe ô tô điện và xe hybrid như: Tháo lắp giảm sóc, Tháo lắp càng a, rô tuyn, má phanh, thanh cân bằng, cao su cân bằng, chỉnh chụm, đảo lốp …