Trong thế giới hiện đại ngày nay, việc bảo vệ an toàn và bảo mật của phương tiện di chuyển không chỉ là một ưu tiên mà còn là một yếu tố không thể thiếu. Hệ thống khóa cửa ô tô đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, mang lại sự tiện ích và an ninh cho người sử dụng. Từ những công nghệ tiên tiến như cảm biến vân tay đến mã hóa thông minh, các hệ thống khóa cửa ô tô ngày càng trở nên thông minh và hiệu quả hơn trong việc bảo vệ xe hơi khỏi sự xâm nhập trái phép và trộm cắp.

1. Chức năng của hệ thống khóa cửa:

Hệ thống điều khiển khóa cửa có các chức năng sau đây. Các chức năng của hệ thống khác nhau tùy theo loại động cơ, cấp nội thất và thị trường:
Hệ Thống Khóa Cửa Của Ô Tô - EAC
– Chức năng khóa/mở bằng tay: Khi ấn công tắc điều khiển khóa cửa về khóa/mở khóa, thì tất cả các cửa đều được khóa/mở khóa

– Chức năng khóa/mở khóa cửa bằng chìa khóa: Khi chìa khóa được tra vào ổ khóa của cửa phía người lái và hành khách và xoay về vị trí khóa/mở khóa, thì tất cả các cửa đều được khóa/mở

– Chức năng mở khóa hai bước:Đây là chức năng mở khóa bằng chìa. Khi chìa khóa được dùng để mở khóa một cửa, thì chỉ duy nhất cửa đó mới mở được bằng thao tác thứ nhất (bước 1). Còn các cửa khác muốn mở được thì phải dùng thao tác thứ hai (bước 2)

– Chức năng chống quên chìa khóa: Khi mở cửa phía người lái và chìa khóa đnag ở trong ổ điện, việc xoay núm khóa cửa về vị trí khóa (với công tắc vị trí khóa tắt OFF) sẽ mở tất cả các cửa nhờ mạch chống quên chìa khóa. Khi công tắc điều khiển khóa cửa hoạt động để khóa một lần và mở lại do được kích hoạt bởi mạch chống quên chìa khóa

– Chức năng bảo vệ: Để ngăn không cho cửa mở khóa bằng cách ấn công tắc điều khiển khóa cửa bằng một thanh hoặc một dụng cụ tương tự qua khoảng trống giữ kính cửa và khung cửa, khi cửa sổ đang mở, thực hiện thao tác khóa cửa bằng chìa hoặc bộ điều khiển từ xa (bộ điều khiển khóa cửa từ xa) sẽ thiết lập chức năng bảo vệ khóa cửa và loại bỏ chức năng mở khóa nhờ công tắc điều khiển cửa.

– Chức năng điều khiển cửa sổ điện khi đã tắt khóa điện: Ở một số hệ thống điều khiển khóa cửa, rơ le cấp nguồn nằm trong rơ le tổ hợp điều khiển cửa sổ điện sau khi tắt khóa điện được kích hoạt.

2. Cấu tạo của hệ thống khóa cửa sử dụng motor lắp chung với bộ chấp hành:

Hệ Thống Khóa Cửa Của Ô Tô - EAC
– Bộ điều khiển từ xa: bộ điều khiển từ xa hoạt động nhờ pin lithium. Khi ấn vào công tắc của bộ điều khiển từ xa, tín hiệu được truyền bởi sóng radio tới bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa xe.

– Bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa xe: nhận tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa và truyền tín hiệu điều khiển này tới rơ le tổ hợp.

– Rơ le tổ hợp: xác định trạng thái điều khiển bằng cách tuân theo tín hiệu đầu vào từ mỗi công tắc và phát ra tín hiệu khóa/mở khóa tới cụm khóa cửa bằng cách tuân theo tín hiệu từ bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa xe.

– Công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa: xác định xem chìa khóa có được tra vào ổ khóa điện hay không.

– Khóa điện

– Công tắc cửa

– Cụm khóa cửa: motor điều khiển khóa cửa được bố trí ở đây.

3. Nguyên lí hoạt động:

Nguyên lí hoạt động cửa khi khóa

                             Nguyên lí hoạt động cửa khi khóa

– Thao tác mở khóa tất cả các cửa:

Khi ấn vào công tắc khóa/mở khóa của bộ điều khiển từ xa mà không có chìa khóa trong ổ khóa điện và tất cả các cửa đã đóng thì mã nhận biết cửa xe và mã chức năng được truyền đi. Khi bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa xe nhận được các mã này, CPU trong bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa xe bắt đầu kiểm tra và đánh giá. Nếu bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa xe nhận thấy rằng mã nhận biết của chính xe đó, nó sẽ phát ra tín hiệu khóa/ mở khóa cửa xe tới rơ le tổ hợp.

Hoạt động của rơ le tổ hợp: khi rơ le tổ hợp nhận tín hiệu khóa/mở khóa cửa xe, nó sẽ bật transistor Tr1/Tr2 và làm cho rơ le khóa/mở khóa được bật lên. Kết quả là các motor điều khiển khóa cửa được bật về vị trí khóa/mở khóa.

Hoạt động khóa: transistor Tr1 bật, dòng điện đi từ ắc quy –> cuộn dây của rơ le khóa –> Tr1 –> mass. Tiếp điểm rơ le khóa bật xuống, dòng điện từ ắc quy –> tiếp điểm của rơle khóa –> motor điều khiển cửa –> rơle mở khóa –> mass (vì không có dòng điện qua cuộn dây của rơ le mở khóa nên tiếp điểm rơle mở khóa bật lên).

Hoạt động mở khóa: transistor Tr2 bật, dòng điện đi từ ắc quy –> cuộn dây của rơ le mở khóa –>Tr2 –>mass. Tiếp điểm rơ le mở khóa bật xuống, dòng điện từ ắc quy –> tiếp điểm của rơ le mở khóa –> motor điều khiển cửa –> tiếp điểm của rơ le khóa –> mass (vì không có dòng điện qua cuộn dây của rơ le khóa nên tiếp điểm rơ le khóa bật lên).

– Hoạt động mở khóa 2 bước:

Để thực hiện thao tác mở khóa hai bước, một rơle mở khóa (D-phía người lái) được thiết kế chuyên dụng cho cửa người lái và transistor Tr3 điều khiển rơ le mở khóa (D) được bố trí trong rơ le tổ hợp. Khi ấn vào công tắc mở khóa của bộ điều khiển từ xa chỉ một lần thì rơ le tổ hợp sẽ bật transistor Tr3 và rơle mở khóa cửa xe của người lái, chỉ quay motor điều khiển mở khóa cửa của cửa xe phía người lái.

Nguyên lí hoạt động cửa khi mở

                                  Nguyên lí hoạt động cửa khi mở

Nguyên lý hoạt động: transistor Tr3 bật, dòng điện đi từ ắc quy –> cuộn dây của rơ le mở khóa (D) –> Tr3–> mass. Tiếp điểm rơ le mở khóa (D) bật xuống, dòng điện từ 11–> ắc quy –> tiếp điểm của rơ le mở khóa (D) –> motor của cửa người lái (D) –> tiếp điểm của rơ le khóa –> mass (vì không có dòng điện qua cuộn dây của rơ le khóa nên tiếp điểm rơ le khóa bật lên)

Nguyên lí mở khóa cửa người lái

Nguyên lí mở khóa cửa người lái

Khi ấn lên công tắc mở khóa của bộ điều khiển từ xa hai lần liên tiếp trong thời gian 3 giây thì rơ le tổ hợp sẽ bật cả hai transistor Tr3 và Tr2, đồng thời bật các rơ le mở khóa (D) và (P) của các cửa phía người lái và hành khách

Nguyên lí hoạt động mở khóa cửa người lái và hành khách

Nguyên lí hoạt động mở khóa cửa người lái và hành khách

Nguyên lý hoạt động: transistor Tr2 và Tr3 bật, dòng điện đi từ ắc quy –> cuộn dây của rơ le mở khóa (P) –> Tr2 –> mass. Cùng lúc đó, dòng điện cũng từ ắc quy –>cuộn dây của rơ le mở khóa (D)
–> Tr3 –> mass. Tiếp điểm rơ le mở khóa (P) và tiếp điểm rơ le mở khóa (D) đều bật xuống, dòng điện từ ắc quy –> tiếp điểm của rơle mở khóa (P)–> motor của các cửa hành khách (P)–> tiếp điểm của rơ le khóa –> mass. Đồng thời, dòng điện cũng đến tiếp điểm của rơ le mở khóa (D) –> motor của cửa người lái (D) –> tiếp điểm của rơ le khóa –> mass (vì không có dòng điện qua cuộn dây của rơle khóa nên tiếp điểm rơle khóa bật lên).

Hệ thống khóa cửa ô tô là một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ phương tiện di chuyển của chúng ta. Nguyên lý hoạt động của hệ thống này dựa trên việc kết hợp các thành phần điện tử và cơ học để tạo ra một cơ chế bảo mật hiệu quả. Hệ thống khóa cửa ô tô không chỉ là một phần quan trọng của tiện ích hàng ngày mà còn là một lớp bảo vệ an ninh quan trọng, đảm bảo rằng phương tiện của chúng ta được bảo vệ khỏi việc truy cập trái phép và trộm cắp.