1. Mô tả

Để tăng khả năng lái xe,hầu hết các xe ô tô hiện đại đều có lốp rộng áp suất thấp để tăng diện tích tiếp xúc giữa bề mặt đường và lốp xe. Do vậy đòi hỏi nhiều lực đánh lái hơn.
Nếu tăng tỷ số truyền của cơ cấu lái thì có thể giảm được lực đánh lái. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến phải quay vô lăng nhiều hơn khi xe quay vòng và không thể quay góc ngoặt gấp được.
Do đó để việc lái được nhạy mà lực lái nhỏ thì cần phải có một số thiết bị trợ lái. Nói cách khác lái có trợ lực trước đây chủ yếu sử dụng trong các xe lớn thì này cũng được dùng cho các xe du lịch nhỏ.
2. Các loại trợ lực lái
Có hai loại bao gồm loại trợ lái thuỷ lực và trợ lái điện.
Hiện nay, hầu hết các loại xe đều sử dụng trợ lái thuỷ lực. Ba bộ phận chính của trợ lái thuỷ lực là bơm, van điều khiển và xi lanh trợ lực.
Hệ thống lai cơ cấu trợ lực - EAC
3. Hoạt động của của trợ lái thuỷ lực

Hệ thống lái có trợ lực sử dụng công suất của động cơ để dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thuỷ lực. Khi xoay vô lăng, sẽ chuyển mạch một đường dẫn dầu tại van điều khiển. Vì áp suất dầu đẩy pít tông trong xi lanh trợ lái, lực cần đề điều khiển vô lăng sẽ giảm. Cần phải định kỳ kiểm tra sự rò rỉ dầu.
Hệ thống lai cơ cấu trợ lực - EAC
4. thanh dẫn động lái
1. Mô tả

Thanh dẫn động lái là sự kết hợp giữa các thanh nối và tay đòn để truyền chuyển động của cơ cấu lái tới các bánh xe trái và phải.
Thanh dẫn động lái phải truyền chính xác chuyển động của vô lăng lên các bánh trước khi chúng chuyển động lên xuống trong khi xe chạy.
Có nhiều loại thanh dẫn động lái và kết cấu khớp nối được thiết kế để thực hiện yêu cầu này.

2. Cấu tạo

Hệ dẫn động lái gồm các bộ phận sau.
(1) Thanh nối

(2) Đầu thanh nối

(3) Đòn cam lái

(4) Đòn quay (loại bi tuần hoàn)

(5) Thanh ngang (loại bi tuần hoàn)

(6) Cam lái (loại bi tuần hoàn)

(7) Tay đòn trung gian (loại bi tuần hoàn)

(8) Thanh kéo (loại bi tuần hoàn)
Hệ thống lai cơ cấu trợ lực - EAC