Chẩn đoán áp suất xi lanh bằng phương pháp đo áp suất nén là kỹ thuật quan trọng trong kỹ thuật ô tô, giúp đánh giá tình trạng động cơ và phát hiện sớm các vấn đề như hở xupap hay mòn bạc. Hiểu và áp dụng đúng kỹ thuật này đảm bảo động cơ vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ, giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
Vì sao việc chẩn đoán bằng cách áp suất nén lại quan trọng? Phân tích vấn đề bằng việc đo áp suất nén của xi lanh để ước tính xem tình trạng của nó ra sao bằng việc áp suất nén quá cao hay quá thấp. Thông thường khi có bất thường xuất hiện đâu đó trong các bộ phận cấu thành của buồng đốt thì nó còn có những biểu hiện thêm cùng với áp suất nén xi lanh. Xem xét cẩn thận các biểu hiện đi kèm và ước đoán lý do của vấn đề có thể xảy ra trên tổng thể và có thể xác đinh vấn đề của động cơ trên khung không cần tháo ra.
Động cơ được thiết kế với chủ ý có thể tháo đầu quy lát với động cơ vẫn được gắn trên khung. Và tương đối dễ dàng tháo đầu quy lát ra để kiểm tra. Nhưng nó vẫn yêu cầu về giờ công lao động. Hơn nữa khi kiểm tra tình trạng của xi lanh, piston, và xéc măng nó cũng khá dễ dàng cho việc di chuyển khối xi lanh khi động cơ vẫn trên khung xe. Nhưng với những loại trục cơ và xi lanh cùng trên một khối thì nó chỉ được tháo ra sau khi đã hạ máy ra khỏi khung xe. Trước khi bắt đầu các bảo dưỡng lớn, nó giúp chúng ta giảm thời gian và xác định đúng chi tiết cần kiểm tra sửa chữa.
Ví dụ về áp suất nén không bình thường và biểu hiện liên quan:
Đây là ví dụ áp suất nén không thích hợp khi nó khác quá nhiều so với tiêu chuẩn và biểu hiện bất bình thường xuất hiện, trong phân tích thực tế và biểu hiện do khách hàng nói và kiểm tra thực tế xe sau đó đánh giá.
* Nguyên nhân khi áp suất nén thấp hơn tiêu chuẩn:
(1) Điều chỉnh sai khe hở xupap
– Khe hở xupap quá nhỏ, và trục cam đội lên xupap tại mọi thời điểm.
(Biểu hiện): Mất công suất, Không chạy cầm chừng được
– Khe hở xú páp quá lớn và do đó nó không được mở đúng thời điểm và đúng khoảng mở.
(Biểu hiện): Công suất yếu, tiếng ồn lớn từ đầu quy lát và không thể để được cầm chừng.
(2) Bệ xu páp đóng không kín:
– Mòn hay hưhỏng bệ xu páp và làm nó đóng không kín
(Biểu hiện ): yếu máy, mất tốc độ cầm chừng
– Dẫn hướng bị kém và dẫn tới dò khí
(Biểu hiện): yếu máy, khói trắng và có mùi khó chịu do đốt cháy dầu, tiếng ồn bất thường từ đầu xi lanh. Mất cầm chừng.
– Lò xo xupáp yếu hay hư hỏng không đóng kín được xupáp và làm rò khí
(Biểu hiện): Máy yếu, mất cầm chừng, tiếng ồn bất thường từ đầu quy lát.
(3) Xéc măng không kín:
– Do mòn do kẹt hoặc hư hỏng của xéc măng dẫn tới lọt khí
(Biểu hiện): Bầu lọc gió bị bẩn vì dầu bởi hơi dầu bay lên, tiếng ồn từ đầu quy lát, công suất yếu, và mất cầm chừng , khói trắng trong khí xả và mùi khó chịu.
– Khe hở tăng do mòn xi lanh và rò khí.
(Hiện tượng): bầu gió bị bẩn vè hơi dầy, tiếng ồn bất thường từ xi lanh, máy yếu mất cầm chừng khói trắng và khí xả mùi khó chịu.
– Do mòn piston.
(Biểu hiện): bầu gió bị bẩn vè hơi dầy, tiếng ồn bất thường từ xi lanh , máy yếu mất cầm chừng
khói trắng và khí xả mùi khó chịu
* Nguyên nhân gây ra khi nén cao hơn tiêu chuẩn
(1) Giảm thể tích buồng cháy
– Muội Carbon bám trên đỉnh của piston và đầu quy lát, làm giảm thể tích buồng cháy.
(Biểu hiện): Máy gõ
Phương pháp đo áp suất nén là bước quan trọng trong bảo dưỡng và sửa chữa động cơ, giúp phát hiện sớm hư hỏng và đảm bảo hiệu suất động cơ. Thực hiện đúng kỹ thuật này cải thiện hiệu quả động cơ và mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, đảm bảo sự an tâm và hiệu quả trong việc bảo dưỡng ô tô.