Hệ thống treo điều khiển điện tử EMS gồm có các công tắc, cảm biến, ecu và bộ chấp hàng. Chúng hoạt động thế nào? Phương pháp nào để sửa chữa khi gặp sự cố? cùng Trung tâm đào tạo EAC tìm hiểu bằng bài viết bên dưới

Tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về hệ thống treo điện tử EMS

1. Các công tắc của hệ thống treo điều khiển điện tử 

(1) Công tắc chọn chế độ giảm chấn
Công tắc này có thể thay đổi lực giảm chấn của bộ giảm chấn. Vị trí của công tắc và chi tiết cài đặt tuỳ thuộc vào từng kiểu xe, nh­ưng nhìn chung, khi chuyển từ chế độ COMFORT (hay NORM) sang chế độ SPORT (thể thao) thì đều chuyển đổi lực giảm chấn từ mềm sang cứng.
Hệ thống treo điều khiển điện tử EMS gồm những gì? - Trường Dạy Nghề EAC
(2) Công tắc điều khiển chiều cao
Công tắc này dùng để thay đổi cài đặt chiều cao xe. Vị trí của công tắc và chi tiết cài đặt tuỳ thuộc vào từng kiểu xe, nh­ng chuyển từ chế độ NORM (hay LOW) sang chế độ HIGH (cao) đều làm thay đổi chiều cao xe từ thấp lên cao.
(3) Đèn báo chế độ giảm chấn và đèn báo chiều cao xe
Chế độ giảm chấn nào đ­ợc chọn (bằng công tắc chọn) thì đèn báo chế độ giảm chấn đó sẽ sáng lên. Chế độ chiều cao nào đ­ượcc chọn (bằng công tắc chọn chiều cao) thì đèn báo chế độ chiều cao đó sẽ sáng lên. Ngoài ra, những đèn báo này sẽ nhấp nháy khi hệ thống có trục trặc. Nội dung của những đèn báo này tuỳ thuộc vào từng kiểu xe.
(4) Công tắc đèn phanh
(5) Công tắc cửa

2. Các cảm biến của hệ thống treo điều khiển điện tử

nguyên lý hoạt động hệ thống treo ems

(1) Cảm biến góc xoay vô lăng
Các cảm biến góc lái đ­ợc lắp đặt trong cụm ống trục lái, để phát hiện góc và hư­ớng quay. Cảm biến bao gồm 3 bộ ngắt quang điện với các pha, và một đĩa xẻ rãnh để ngắt ánh sáng nhằm chuyên mạch đóng ngắt (ON/OFF) tranzito-quang điện nhằm phát hiện góc và h­ướng lái.

Hệ thống treo điều khiển điện tử EMS gồm những gì? - Trường Dạy Nghề EAC
(2) Cảm biến điều chỉnh chiều cao
Trong mỗi bánh xe đều có lắp một cảm biến điều chỉnh chiều cao. Cảm biến này chuyển đổi các biến động về chiều cao của xe thành những thay đổi về góc quay của thanh liên kết. Khi đó kết quả thay đổi đ­ợc phát hiện d­ưới dạng thay đổi điện áp. Khi xe trở nên cao hơn thì điện áp tín hiệu cũng cao hơn; khi xe trở nên thấp hơn thì điện áp tín hiệu cũng tụt xuống.
(3) Cảm biến giảm tốc
Cảm biến gia tốc phía tr­ớc đ­ợc kết hợp cùng với cảm biến điều chỉnh chiều cao phía trư­ớc, còn cảm biến gia tốc phía sau thì đ­ược lắp đặt trong khoang hành lý.
Các cảm biến gia tốc có tác dụng làm chuyển đổi sự biến dạng của đĩa gốm áp điện thành tín hiệu điện, và nhờ thế mà gia tốc theo ph­ơng thẳng đứng của xe đ­ược phát hiện.
Khi gia tốc của xe h­ớng lên trên, nghĩa là lực h­ớng lên trên, thì điện áp tín hiệu tăng lên; khi lực h­ướng xuống d­ới thì điện áp tín hiệu giảm xuống.

3. ECU/Bộ chấp hành của hệ thống treo điều khiển điện tử EMS

Hệ thống treo điều khiển điện tử EMS gồm những gì? - Trường Dạy Nghề EAC

(1) ECU của EMS và Hệ thống treo khí
ECU của EMS/hệ thống treo khí đóng vai trò xử lý các tín hiệu nhận đ­ợc từ các cảm biến và từ công tắc chọn, chuyển đổi những tín hiệu này thành tín hiệu điều khiển các van và bộ chấp hành.

(2) Bộ chấp hành hệ thống treo
Bộ kích hoạt điều khiển hệ thống treo đ­ợc lắp trên đầu của mỗi bộ giảm chấn/ xylanh khí nén. Nó làm thay đổi lực giảm chấn bằng cách quay van xoay của bộ giảm chấn. Góc quay của van này đ­ợc điều
khiển bằng các tín hiệu từ ECU của EMS/ hệ thống treo khí.
(3) Xy lanh khí nén cùng bộ giảm chấn
Xy lanh khí nén bao gồm có một ống giảm chấn có lực giảm chấn thay đổi, trong đó chứa khí nitơ áp suất thấp, và một khoang chứa không khí có dung tích chứa khí nén lớn để đảm bảo độ êm tuyệt hảo. Xy lanh
đ­ược trang bị một van giảm chấn cứng và một van giảm chấn mềm để chuyển đổi lực giảm chấn của bộ giảm chấn. Lực giảm chấn đ­ợc điều chỉnh bằng van xoay (làm thay đổi l­u l­ợng dầu chảy qua van)

(4) Cụm máy nén khí và thiết bị làm khô
Cụm máy nén khí và thiết bị làm khô có cấu tạo liền một khối, trong đó máy nén và mô tơ tạo ra khí nén phục vụ cho việc nâng chiều cao của xe, còn thiết bị làm khô thì tách hơi ẩm ra khỏi khí nén, và van xả dùng để xả khí nén ra khỏi xy-lanh khí nén.
(5) Van điều chỉnh chiều cao
Van này điều chỉnh luồng khí nén đi vào và ra khỏi các xy-lanh, tuỳ theo các tín hiệu từ ECU của hệ thống treo khí. Có hai van điều chỉnh chiều cao, một van cho phần trư­ớc của xe, một van cho phần sau.

Chức năng chẩn đoán và an toàn của hệ thống treo điện tử EMS

Hệ thống treo điều khiển điện tử EMS gồm những gì? - Trường Dạy Nghề EAC

1. Chẩn đoán
Nếu ECU của hệ thống treo khí/EMS phát hiện ra một sự cố trong hệ thống, nó sẽ làm nhấp nháy đèn báo chế độ giảm chấn hoặc đèn báo chiều cao xe để báo động cho ngư­ời lái xe biết rằng đã có sự cố. Đồng thời ECU l­u giữ các mã sự cố này.

– Đọc DTC (Mã chẩn đoán h­ hỏng)
Có thể đọc các DTC bằng cách nối máy chẩn đoán với DLC3 để liên hệ trực tiếp với ECU, hoặc bằng cách nối tắt giữa cực TC và cực CG của DLC3 và quan sát kiểu nhấp nháy của đèn.
– Xoá DTC
Có thể xoá các DTC bằng cách nối máy chẩn đoán với DLC3 hoặc nối tắt các cực TC và CG của giắc kiểm tra và đạp bàn đạp phanh 8 lần hoặc nhiều hơn trong vòng 5 giây.
2. Chức năng an toàn
Nếu ECU phát hiện một sự trục trặc trong bất kỳ cảm biến hoặc bộ chấp hành nào thì nó sẽ vô hiệu hoá các tính năng điều chỉnh chiều cao xe và/hoặc điều chỉnh lực giảm chấn.

3. Kiểm tra tín hiệu đầu vào (chế độ kiểm tra)
Kiểm tra tín hiệu đầu vào tức là kiểm tra xem các tín hiệu từ cảm biến góc xoay vô lăng, công tắc đèn phanh… có đ­ợc đ­a vào ECU một cách bình thư­ờng hay không. Bằng cách nối tắt cực TS và cực CG của

DLC3 bằng SST và thực hiện các thao tác theo quy định bạn có thể đọc đ­ợc tín hiệu đầu vào dựa theo kiểu nhấp nháy của đèn chỉ báo. Bạn cũng có thể nối máy chẩn đoán để đọc các tín hiệu đầu vào trên đó. Điều này còn tuỳ thuộc vào từng kiểu xe. Để biết chi tiết, hãy tham khảo Sách hư­ớng dẫn sửa chữa.
4. Kiểm tra tình trạng điều khiển lực giảm chấn
Nối cực TS và cực CG của DLC3 bằng SST, Bạn có thể kiểm tra sự thay đổi lực giảm chấn của bộ giảm chấn bằng cách sử dụng công tắc điều khiển bộ giảm chấn hoặc nhấn bàn đạp phanh. Điều này còn tuỳ

thuộc vào từng kiểu xe. Để biết chi tiết, hãy tham khảo Sách h­ớng dẫn sửa chữa.