Trong nhiều thập kỷ qua, các hệ thống tự động trên ô tô đã tăng lên đáng kể, số lượng hộp điều khiển tăng lên, việc lập trình tính toán cũng rất phức tạp. Đồng thời xe sử dụng động cơ đốt trong phải đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe.
Khi bộ điều khiển động cơ và bản thân động cơ ngày càng phức tạp hơn, nhu cầu tính toán ở phần còn lại của xe cũng tăng lên. Các hệ thống an toàn như túi khí, hệ thống thông tin giải trí và nhiều hệ thống khác khiến các phương tiện không chỉ có máy tính mà còn có mạng máy tính riêng để giữ cho tất cả hoạt động tốt với nhau.
Tuy nhiên, tình hình hiện tại khi xe điện xuất hiện thì tiêu chuẩn giắc chẩn đoán trên xe khá lộn xộn. Đối với xe truyền thống tất cả sử dụng cổng OBD-II, hầu hết các mã lỗi chẩn đoán và quyền truy cập vào dữ liệu xe theo thời gian thực đều khá chuẩn.
Nếu bạn cắm đầu đọc mã hoặc kết nối với máy tính của xe bằng điện thoại hoặc máy tính, bạn có thể nhận được thông tin đó khá nhanh. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng với xe điện, vì PID và định dạng dữ liệu có thể khác nhau rất nhiều giữa các loại xe.
Ví dụ: Bolt EV và EUV có thể được truy cập thông qua cổng OBD-II mà GM lắp vào xe, nhưng những người đam mê phải mất nhiều thời gian để tìm ra địa chỉ bộ nhớ nào cần truy cập, ý nghĩa của dữ liệu và cách nó được định dạng.
Các xe Tesla mới hơn đã loại bỏ cổng tiêu chuẩn OBD-II vì luật yêu cầu cổng này chỉ áp dụng cho các xe phải kiểm tra khí thải. Bạn vẫn có thể truy cập dữ liệu nhưng cần có bộ chuyển đổi và cần tìm cổng không chuẩn ở phía sau bảng điều khiển trung tâm.
Nhưng, tình trạng này có thể sẽ phải sớm kết thúc. Một câu chuyện gần đây tại Jalopnik giải thích rằng công việc đang được tiến hành để thiết kế một đầu nối chẩn đoán tiêu chuẩn cho xe điện.
Ở bang California đang đề xuất quy định thiết lập hệ thống chẩn đoán tiêu chuẩn cho xe điện (EV), tương tự như hệ thống Obd-II cho ô tô chạy bằng động cơ đốt trong.
Các quy định mới nhằm giải quyết vấn đề bao gồm tất cả các khía cạnh của xe điện: hệ thống truyền lực, hệ thống pin, thiết bị điện tử công suất, hệ thống sạc, hệ thống làm mát, hệ thống điện điều khiển thân xe…. đồng thời trình bày dữ liệu theo cách tiêu chuẩn thông qua một loại cổng tiêu chuẩn nào đó.
Cổng chẩn đoán Obd-II về cơ bản là công nghệ của những năm 1980. Nó to quá. Đôi khi việc cắm vào hơi bị kỳ lạ. Tuy nhiên, nó vẫn hoạt động được cho đến bây giờ và có lợi thế là đã có mặt trên hầu hết mọi chiếc ô tô trên thị trường.
Ngay cả khi một tiêu chuẩn mới được đưa ra nhưng cuối cùng nó được triển khai thực hiện triển khai như thế nào trên tất cả các dòng xe ô tô điện của các nhà sản xuất. Mục tiêu lần này không phải là liên quan đến vấn đề phát thải trên động cơ đốt trong mà là cung cấp cho các kỹ thuật viên (làm việc cho nhà sản xuất, đại lý và các gara) thông tin quan trọng để sửa chữa xe điện hiệu quả hơn mà không cần phải thực hiện nhiều thao tác.
Một vấn đề nữa nó còn liên quan đến chi phí bảo dưỡng sửa chữa xe. Khi xe hết bảo hành, không thể sửa chữa ở các hãng đồng nghĩa với việc việc sửa chữa sẽ thường xuyên hơn, tốn kém hơn rất nhiều. Xe hết bảo hành thường được người nghèo mua vì giá thấp hơn nhiều, do đó, xe không thể sửa chữa là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến người lao động nghèo và ảnh hưởng gián tiếp đến nhà sản xuất.